Những khoảnh khắc 'Best in Me' tại giải đấu IRONMAN 70.3 đầu tiên của Phú Quốc
Ngành du lịch không ngừng phát triển với lượng khách tăng trưởng cao, tuy nhiên Nha Trang đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của du khách và sự phát triển chung của du lịch địa phương.Hạ gục đội bóng của Bích Tuyền, VTV Bình Điền Long An vô địch Cúp Hùng Vương
Ngày 7.3, Adecco Việt Nam (nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng, tính lương và thuê ngoài nhân sự) công bố một báo cáo tổng quan về mức lương và xu hướng tuyển dụng tại TP.HCM và Hà Nội.Theo báo cáo của Adecco Việt Nam, nền kinh tế trong nước đã phục hồi mạnh mẽ vào cuối năm 2024 và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu hụt nhân lực và yêu cầu kỹ năng cao hơn từ các nhà tuyển dụng.Cụ thể, trong năm 2024, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa bộ máy và thận trọng hơn trong chiến lược tuyển dụng. Nhiều ngành nghề trọng điểm lại gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực.Trong khi đó, tỷ lệ nghỉ việc của người lao động vẫn ở mức cao, tình trạng nguồn nhân lực chưa đáp ứng đầy đủ kỹ năng mà doanh nghiệp mong muốn vẫn còn nhiều.Mặc dù vậy, một số lĩnh vực như công nghệ, y tế và sản xuất vẫn ghi nhận nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ nhờ vào sự mở rộng hoạt động và dòng vốn đầu tư không ngừng đổ vào.Ở chiều ngược lại, người lao động cũng gặp không ít khó khăn để tìm được một công việc phù hợp mong muốn của mình.Các nhà tuyển dụng ngày càng ưu tiên những ứng viên có chuyên môn kỹ thuật vững vàng, khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt, đồng thời có thể thích ứng linh hoạt và luôn sẵn sàng học hỏi.Đặc biệt, kỹ năng ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh và tiếng Trung, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trên thị trường lao động.Một nghiên cứu của Adecco Việt Nam được thực hiện với những người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc cũng đã chỉ ra 3 xu hướng quan trọng đang định hình môi trường làm việc trong nước, đó là: chuyển đổi số, mô hình làm việc linh hoạt và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).Trong đó, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp thông minh hơn.Thứ hai, kể từ sau đại dịch Covid-19, làm việc linh hoạt đã trở thành một tiêu chí mới và đang được các bên ưa chuộng, tuy nhiên, mỗi ngành lại có cách áp dụng khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực công nghệ và dịch vụ có xu hướng ưu tiên mô hình "hybrid", kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa.Thứ ba, AI ngày càng được ứng dụng rộng rãi, những công cụ như ChatGPT, Copilot và Bard được sử dụng ngày một phổ biến. Theo đánh giá của Adecco Việt Nam, AI đặc biệt hữu ích trong các lĩnh vực như sáng tạo nội dung, phân tích dữ liệu và chăm sóc khách hàng.Các doanh nghiệp đang tận dụng AI để nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt khối lượng công việc thủ công và tối ưu hóa quy trình vận hành. Ví dụ, quản lý cấp trung thường sử dụng AI để phân tích dữ liệu và lập kế hoạch, còn lãnh đạo cấp cao tận dụng công nghệ này để dự báo xu hướng, hỗ trợ ra quyết định và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.Cũng theo báo cáo của Adecco, phần lớn người tham gia khảo sát đồng ý rằng AI không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn hỗ trợ tư duy chiến lược. Đáng chú ý, có 35% số người được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng để khai thác tối đa tiềm năng của AI trong công việc.
185 doanh nghiệp, cá nhân tại TP.HCM nợ thuế hơn 3.300 tỉ đồng
Với tầm giá từ từ 1,1 - 1,5 tỉ đồng, Ford Everest Titanium+ 2023 và Toyota Fortuner Legender 2.8L đều là lựa chọn đáng cân nhắc với những ai chuộng xe SUV đa dụng 7 chỗ để sử dụng mục đích cá nhân, gia đình, cơ quan hay đi lại làm việc.
Tối ngày 12.1.2025, tại Gala Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards 2024, giải thưởng "Trái tim dũng cảm" đã gọi tên Trung uý Nguyễn Đức Tài, nhân viên kỹ thuật nhà trạm Viettel Construction. Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho hành động quên mình, cứu người trong hành trình ứng cứu thông tin của anh khi cơn bão Yagi càn quét vào tháng 9.2024.Anh Nguyễn Đức Tài từng là nhân viên kỹ thuật nhà trạm tại Tổng Công ty Công ty Công trình Viettel, đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống và phát triển hạ tầng mạng lưới trên những cung đường hiểm trở. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao mà còn cần bản lĩnh kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Chính những phẩm chất này, được tôi rèn qua công việc hàng ngày đồng thời đây cũng chính là tinh thần của một người lính Viettel - luôn lấy phương châm "vì dân phục vụ" làm kim chỉ nam cho hành động. Và cũng chính những điều ấy đã dẫn dắt anh vào một bước ngoặt đầy thách thức và kiêu hãnh trong cuộc đời.Vào rạng sáng ngày 13.07.2024, tại Km11, Quốc lộ 34, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, một trận sạt lở đất kinh hoàng đã ập đến, cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 4 người khác bị thương. Trong đêm tối đó, khi nhận được thông báo từ người dân về đường cáp quang bị đứt, anh Tài đã vội vàng xuất phát lên hiện trường. Khoảnh khắc nguy hiểm nhất xảy ra khi anh Tài phát hiện một bé gái 7 tuổi đang gào khóc giữa đống đất đá. Dù biết rằng việc làm đó chẳng khác nào liều mạng, anh không hề do dự. Lòng dũng cảm và bản năng tốt đẹp của con người thôi thúc anh lao vào vùng nguy hiểm để cứu sống đứa trẻ. Giữa lằn ranh sinh tử, anh không nghĩ ngợi gì ngoài việc cứu lấy sinh mạng bé nhỏ ấy. Với anh, cứu người không phải là trách nhiệm mà là lựa chọn, và anh lựa chọn trong giây phút sinh tử quên đi chính mình. Sau khi đưa bé gái tới nơi an toàn, anh Tài tiếp tục quay lại hiện trường để tham gia cứu người.Trong khi làm nhiệm vụ, chiếc xe máy của anh bị vùi lấp dưới lớp đất đá dày đặc. "Tài sản có thể kiếm lại được nhưng những mạng sống đã mất thì không thể hồi sinh. Nhìn những ánh mắt hy vọng, những giọt nước mắt mừng rỡ của người dân khi thấy người cứu hộ đến, tôi không thể nào quên được. Và tôi chỉ ước mình có thể làm được nhiều hơn thế." - Anh nghẹn ngào chia sẻ tại sự kiện về những giây phút sinh tử.Hành động dũng cảm ấy không chỉ cứu sống một mạng người, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Để biểu dương tinh thần cứu người cao cả của anh, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã quyết định tuyển dụng anh Nguyễn Đức Tài vào hàng ngũ quân nhân chuyên nghiệp, đồng thời không lâu sau đó, phong anh quân hàm Trung úy - một sự ghi nhận xứng đáng cho người lính mang trong mình trái tim "vì dân".Phát biểu tại buổi lễ, Trung uý Nguyễn Đức Tài đồng thời nhấn mạnh: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, đã trao cho tôi cơ hội và vinh dự này, tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao phó và cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa".Việc nhận được giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024 đã vinh khắc họa rõ nét phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần bất khuất và kiên cường của "người lính Viettel". Với anh Tài, việc cứu người không phải là một nhiệm vụ hay công việc, mà là trách nhiệm thiêng liêng, là bản năng tự nhiên của một người luôn sẵn sàng xả thân vì lợi ích của cộng đồng. Đó không phải là sự lựa chọn. Đó là một phần trong lương tâm và trái tim của anh. Giải thưởng này như là lời tri ân dành cho anh Tài, người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn của mình để bảo vệ tính mạng của người khác.Chặng đường từ một nhân viên kỹ thuật đến người lính mang quân hàm Trung úy, từ một người bình dị trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, anh Tài là hình mẫu của những người lính Viettel, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sẵn sàng "đứng mũi chịu sào", sát cánh cùng nhân dân trong những thời khắc hiểm nguy. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho những giá trị cốt lõi mà Viettel luôn hướng tới: Đặt con người lên hàng đầu và sẵn sàng cống hiến vì cộng đồng.Với giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024, có thể nói Trung úy Nguyễn Đức Tài đã khẳng định và lan tỏa được nguồn cảm hứng sống động về một tinh thần "Việt Nam tôi đó" - một Việt Nam luôn sáng bừng trong mọi nghịch cảnh, dù nhỏ bé nhưng ẩn chứa những sức mạnh phi thường và luôn được sưởi ấm bởi những trái tim không ngừng đập.
Thu lãi hàng trăm triệu nhờ nuôi cua đinh trong bể xi măng
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.